Ở trong Kinh Hoa Nghiên, sau khi nghe Phật Thích Ca giảng thuyết pháp, hai vị Đại Bồ Tát này đã phát nguyện vãng sanh và khuyên các Bồ Tát ở Thế giới Hoa Tạng vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Trong Phật Pháp, danh hiệu của các vị Bồ Tát đều là biểu pháp giáo dục. Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho lòng Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ Tát là Đại Hùng, Đại Dũng, Đại Lực; còn ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát chính là biểu tượng cho Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là đại diện cho Đại Trí. Mỗi Ngài đều có một biểu pháp để giáo dục chúng sanh.
Đôi nét về hình tượng Văn Thù Phổ Hiển
Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy theo mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền ồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa.
Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay Văn Thù Bồ Tát (tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi) có vị trí quan trọng trong Phật Giáo. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ và ánh sáng của học vấn. Đạt được thành quả tu hành bằng phương diện tri thức. Ngài là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Ngài thường được Xưng là trí tuệ đệ nhất. Trong Hiển giáo, Ngài thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.