Hình tượng Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát từ lâu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và thân thương trong tiềm thức của các tín đồ Phật giáo ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Quán Thế Âm Bồ Tát gần gũi với đời sống con người bởi sự từ bi, bao dung, yêu thương chúng sanh vô bờ bến. Theo kinh điển Phật Giáo, Quán Thế Âm Bồ Tát đã giáng thế hóa thân 33 kiếp để phổ độ, cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh nơi trần thế vượt qua khỏi tai ương. Mỗi kiếp của Người đều ẩn chứa những câu chuyện ly kỳ vô cùng ý nghĩa về tình yêu của Ngài cho chúng sanh ở nơi chốn nhân dân khổ đau.
Trong đó biểu tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng được xem là một biểu tượng đầy uy lực, trang nghiêm được rất nhiều gia chủ cung thỉnh để thờ phụng tại gia. Nhằm giúp quý gia chủ hiểu rõ hơn về hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng này, Đồ Đồng Dung Quang Hà xin chia sẻ một số thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây, kính mời quý gia chủ cùng theo dõi!
Ý nghĩa của hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng trong đời sống tín ngưỡng Việt
Trong thần thoại, văn học bác học (các tác phẩm kinh điển như Tây Du Ký, Bảo Liên Đăng của Trung Quốc), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật như Kinh Phổ Môn, thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Đức Phật Thích Ca. Trước khi chứng quả thì Ngài có mười hai đại nguyện và cả mười hai đại nguyện đó đều liên quan đến việc cứu khổ, cứu nạn.
Do đó, Ngài được xem là vị Bồ tát cứu độ chúng sanh và là vị Bồ tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại Thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ con người. Vì vậy, có thể nói Phật giáo Đại thừa đã nâng Quán Thế Âm Bồ Tát lên tầm quan trọng, khác biệt với Phật giáo Tiểu Thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của những người theo đạo Phật đối với Quán Thế Âm Bồ Tát.
Bồ Tát Quán Thế Âm với hạnh nguyện luôn lắng thế gian để cứu độ chúng sinh, Ngài thị hiện dưới rất nhiều hình tướng, trong đó có hình tướng Quán Thế Âm Trụ Long Quá Hải hay còn gọi theo dân gian là Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng đứng trên biển khổ chúng sinh, ban phước lành cho nhân loại. Quán Thế Âm Bồ Tát luôn thị hiện ở trên biển để cứu vớt chúng sinh mỗi khi chúng sinh gặp tai nạn.
Ý nghĩa của hình tướng Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng
Tương truyền rằng, ngày xưa khi các phương tiện giao thông chưa phát triển như ngày nay, việc đi lại hay đánh bắt trên biển của ông cha ta gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm luôn rình rập bất cứ khi nào. Những cơn mưa bão lớn ập đến, sóng đánh dữ dội, thuyền bị lật, lúc này khi đứng giữa sự sống và cái chết thì niệm danh hiệu của Quan Thế Âm Bồ Tát, sẽ đều được Phật hiển linh cứu giúp. Có người dân chài đi biển kể lại rằng, họ nhìn thấy được ánh hào quang của Phật, có người lại cho rằng Ngài đã sai bảo cá voi, cá heo đến tương trợ, nương tàu vào bờ,… Rất nhiều người sau khi thoát chết về đã kể lại cho hậu thế về sau. Cũng từ những câu chuyện truyền miệng đó mà niềm tin vào vị Phật Quán Thế Âm ở biển trời Nam càng chắc chắn. Những con dân của biển cả vì thế luôn tôn thờ và thường thỉnh tượng Phật Quan Âm cưỡi rồng bằng đồng hoặc bằng đá về thờ cúng.
Từ đó, trước mỗi chuyến đi xa hay vào ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát, người dân Việt ta đều đến miếu chùa để thắp hương, cầu khấn cho những chuyến đi bình an, tai qua nạn khỏi, vững chãi trở về. Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng một tay bắt ấn tam muội, một tay rưới nước cam lồ cứu giúp chúng sanh. Chính vì sự linh diệu của mình, bảo trợ cho vùng biển phương Nam, vùng biển nơi những thế hệ con Rồng cháu Tiên sinh sống, nên được người đời, đặc biệt là người dân miền biển tín ngưỡng thờ phụng.
Khi thờ cúng Mẹ Quán Thế Âm cưỡi rồng trong nhà còn giúp giữ hòa khí trong nhà, mọi mâu thuẫn, khúc mắc giữa các thành viên trong gia đình đều được giải tỏa, hóa giải hận thù thành tình yêu thương, bao bọc hỗ trợ lẫn nhau. Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng ban mọi phước lành cho chúng sanh, luôn xuất hiện để cứu vớt chúng sanh mỗi khi chúng sanh cần sự cứu trợ của Ngài.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.