Các đây hơn 2500 năm, lúc Phật thuyết pháp, thì tuỳ theo nhân duyên và căn tánh của chúng sinh mà thuyết các pháp môn khác nhau. Cho nên mới nói Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn (cửa vào pháp). Tuy rằng cửa vào Phật Pháp có đến 8 vạn 4 ngàn pháp môn, nhưng về bản chất, pháp môn là bình đẳng, chỉ là do căn tánh chúng sanh bất đồng nên mới có các pháp môn khác vậy.

Trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn đó, thì quy về có 3 pháp môn hiện tại được xem là phù hợp với đa số căn cơ chúng sinh nhất là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.
Mỗi một pháp môn đều có những kinh điển khác nhau, phù hợp với pháp môn đó. Trong các pháp môn đó, có giới thiệu các vị Thầy để chúng sinh nương tựa vào học tập. Tịnh Độ Tông giới thiệu cho mọi người học tập theo Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Mật Tông cũng có các vị Thầy để nương theo, ví dụ như Liên Hoa Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật Dược Sư, cũng có Phật A Di Đà. Sự khác nhau của các Pháp môn còn ở phương pháp tu tập và dụng công để đạt được tâm thanh tịnh giải thoát.
Việc thỉnh tượng Mật Tông về thờ chính là để nương theo mỗi một vị Thầy đó mà học tập. Tuỳ theo giai đoạn tu học, phương pháp hành trì mà người tu hành lựa chọn các vị Thầy khác nhau để học tập.
Mật Tông phổ biến nhiều ở khu vực Tây Tạng nên các hình tượng Phật Mật Tông, các hình tượng Bồ Tát Mật Tông thường mang đặc trưng của khu vực Tây Tạng. Vì Phật Bồ Tát khi ứng hoá phổ độ chúng sanh thì tuỳ theo căn tính và văn hoá, tập tục từng khu vực nên cách ứng hoá cũng khác, hình tướng cũng khác. Cho nên, chúng ta khi nhìn thấy tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong Mật Tông cũng có điểm khác nhiều so với hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thường thấy ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là Quán Thế Âm Bồ Tát mà thôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.